Menu

Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Cập nhật: 13/06/2017
Lượt xem: 0

Vừa qua, vào ngày 03/02/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/04/2016 (“Nghị Định 11”), thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/09/2013 (“Nghị Định 102”). Nghị Định 11 có nhiều thay đổi đáng chú ý liên quan tới hồ sơ, thủ tục cấp GPLĐ và được xem là có lợi hơn cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Vừa qua, vào ngày 03/02/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/04/2016 (“Nghị Định 11”), thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/09/2013 (“Nghị Định 102”). Nghị Định 11 có nhiều thay đổi đáng chú ý liên quan tới hồ sơ, thủ tục cấp GPLĐ và được xem là có lợi hơn cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thứ nhất, khi xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp (trừ nhà thầu) phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc, chứ không phải nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính như Nghị Định 102 quy định trước đây. Việc xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài được áp dụng đối với hầu hết các đối tượng lao động là người nước ngoài, chỉ trừ người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 4, 5, 8 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012, và Điểm e, h Khoản 2 Điều 7 Nghị Định 11 là không cần phải thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Thứ hai, người lao động nước ngoài (i) vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật nhưng có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm, và (ii) học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam không thuộc diện cấp GPLĐ. Đây là hai (02) trường hợp mà Nghị Định 102 vẫn còn bỏ ngõ và nay đã được quy định thêm một cách rõ ràng tại Điểm e, h Khoản 2 Điều 7 Nghị Định 11.

Thứ ba, Khoản 3 Điều 3 Nghị Định 11 quy định: người lao động nước ngoài được chấp thuận vào làm việc tại vị trí “chuyên gia” nếu (i) có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; hoặc (ii) có bằng đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Như vậy, với quy định này, từ ngày 01/04/2016, vị trí chuyên gia sẽ không cần phải chứng minh có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo nữa.

Thứ tư, khái niệm “nhà quản lý, giám đốc điều hành” được Nghị Định 11 quy định rõ để doanh nghiệp dễ dàng phân định được vị trí cụ thể cần tuyển dụng, cụ thể như sau: (i) nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp, hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, và (ii) giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ năm, đối với các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị Định 11, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Riêng đối với các trường hợp không thuộc diện cấp GPLĐ quy định tại Khoản 4, 5 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị Định 11 thì không cần phải thực hiện thủ tục xác nhận này.

Thứ sáu, việc cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị Định 11 giúp người lao động nước ngoài dễ dàng thực hiện hơn so với quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị Định 102 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: (i) trường hợp người lao động nước ngoài chưa cư trú tại Việt Nam chỉ cần cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp do nước ngoài cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, và (ii) trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam chỉ cần cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, mà không cần cung cấp thêm Phiếu lý lịch tư pháp do nước ngoài cấp nữa.

Bên cạnh đó, Nghị Định 11 cũng quy định cụ thể các hồ sơ cần cung cấp khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp GPLĐ trong một số trường hợp đặc biệt như: (i) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp GPLĐ và đang còn hiệu lực mà làm việc cho doanh nghiệp khác ở cùng vị trí công việc ghi trong GPLĐ, (ii) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp GPLĐ và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong GPLĐ trong cùng một doanh nghiệp, và (iii) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp GPLĐ nhưng hết hiệu lực mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong GPLĐ.

Như vậy, khi xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, Quý doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định mới này để người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc được thuận lợi hơn, và phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Có thể bạn quan tâm