Xử lý kỷ luật (sa thải) đối với nữ lao động đang mang thai
Nhà nước ta luôn khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà
Nhà nước ta luôn khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Vì vậy, khi người sử dụng lao động muốn áp dụng biện pháp kỷ luật đối với nữ lao động mang thai cần lưu ý những điểm sau:
1. Người SDLĐ không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc áp dụng kỷ luật đối với nữ lao động đang mang thai
(Điều 39 & Điều 123 - Bộ luật lao động 2012)
2. Đối với nữ lao động đang mang thai mà vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, phải chờ tới khi con của lao động nữ tròn 12 tháng tuổi, nếu còn thời hiêu xử lý thì mới được xử lý
(Điều 124: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động - Bộ luật lao động 2012)
3. Việc xử lý kỷ luật phải dựa trên nội quy lao động, nếu nội quy lao động không có quy định đối với hành vi vi phạm kỷ luật thì người SDLĐ không được quyền xử lý kỷ luật
(Điều 128: Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động - Bộ luật lao động 2012)
4. Phương thức hợp pháp để cho nữ lao động đang mang thai thôi việc là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
5. Về căn cứ và quy trình xử lý vi phạm kỷ luật (hình thức sa thải):
- Căn cứ:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Chú ý: Các hành vi này phải được quy định trong nội quy lao động của Doanh nghiệp
- Quy trình:
+ Chuẩn bị Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động
+ Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động (phải có mặt của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở)
+ Lập biên bản xử lý
+ Ra quyết định xử lý. Trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Người SDLĐ không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc áp dụng kỷ luật đối với nữ lao động đang mang thai
(Điều 39 & Điều 123 - Bộ luật lao động 2012)
2. Đối với nữ lao động đang mang thai mà vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, phải chờ tới khi con của lao động nữ tròn 12 tháng tuổi, nếu còn thời hiêu xử lý thì mới được xử lý
(Điều 124: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động - Bộ luật lao động 2012)
3. Việc xử lý kỷ luật phải dựa trên nội quy lao động, nếu nội quy lao động không có quy định đối với hành vi vi phạm kỷ luật thì người SDLĐ không được quyền xử lý kỷ luật
(Điều 128: Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động - Bộ luật lao động 2012)
4. Phương thức hợp pháp để cho nữ lao động đang mang thai thôi việc là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
5. Về căn cứ và quy trình xử lý vi phạm kỷ luật (hình thức sa thải):
- Căn cứ:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Chú ý: Các hành vi này phải được quy định trong nội quy lao động của Doanh nghiệp
- Quy trình:
+ Chuẩn bị Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động
+ Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động (phải có mặt của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở)
+ Lập biên bản xử lý
+ Ra quyết định xử lý. Trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.